fbpx

Bà bầu bị mất ngủ về đêm – Nguyên nhân và Cách khắc phục

Một giấc ngủ ngon rất tốt cho cả mẹ lẫn bé

Mất ngủ thường là nỗi ám ảnh rất lớn đối với nhiều người, đặc biệt là những người phụ nữ đang mang thai. Hiện tượng mất ngủ thường xuyên xảy ra sẽ khiến tâm trạng và tinh thần của mẹ bầu trở nên căng thẳng tột độ. Từ đó dẫn đến các tình trạng như nhức đầu, mệt mỏi, uể oải và khó chịu. Trong thời gian dài sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu bị mất ngủ về đêm phải làm thế nào? Có cách nào để cải thiện giấc ngủ ngon hơn. Hãy cùng Shopee tìm hiểu nguyên nhân tại sao bà bầu hay bị mất ngủ và một số cách giúp bà bầu vào giấc ngủ nhanh hơn nhé!

1. Mất ngủ là gì? 

Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong đời sống con người. Mất ngủ là một trong những hiện tượng rối loạn về giấc ngủ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Hiện tượng mất ngủ có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống, học tập không hiệu quả, mất đi năng suất làm việc do đầu óc không tỉnh táo, tinh thần không vui vẻ. Một số biểu hiện của chứng mất ngủ:

  • Bà bầu khó đi vào giấc ngủ.
  • Ngủ không sâu giấc, khó duy trì giấc ngủ.
  • Giật mình tỉnh giấc quá nhiều lần trong một giấc ngủ.
  • Thức giấc quá sớm và không thể nào quay trở lại giấc ngủ.
  • Thức dậy nhưng vẫn không cảm thấy sảng khoái.

Hiện nay, tình trạng bà bầu bị mất ngủ về đêm khá phổ biến. Vậy tại sao bà bầu hay bị mất ngủ? Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy cùng theo dõi tiếp bài viết.

Bà bầu bị mất ngủ về đêm có thể khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Bà bầu bị mất ngủ về đêm có thể khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. (Ảnh: hongngochospital.vn)

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu bị mất ngủ về đêm

Tại sao bà bầu hay bị mất ngủ? Là một trong những câu hỏi thường được nhiều người thắc mắc. Sau đây là một số những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng mất ngủ ở bà bầu. Đồng thời cũng trả lời cho câu hỏi khi mới mang thai có bị mất ngủ không?

  • Vấn đề về hô hấp

Mới mang thai có bị mất ngủ không? Câu trả lời là có. Trong 3 tháng đầu khi mang thai em bé, cơ thể người mẹ sẽ dần có sự thay đổi về các hormone. Điều này dẫn đến việc bà bầu thở chậm và sâu, khiến họ cảm thấy khó chịu. Việc hít thở cũng trở nên khó khăn hơn bình thường. Bên cạnh đó, khi bào thai lớn dần sẽ có hiện tượng chèn ép lên cơ hoành làm cho hoạt động của cơ hoành giảm dần. Chính vì thế, thai phụ cần phải thở nhiều hơn và sâu hơn để lấy lại được lượng oxy. Từ đó khiến các bà bầu cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, dẫn đến các tình trạng mất ngủ.

  • Đi tiểu nhiều lần trong một đêm

Khi mang thai, thận phải làm việc tăng năng suất từ 30 đến 50% hơn trước để lọc thêm khối lượng máu trong cơ thể của mẹ và bé. Không chỉ vậy, dạ con cũng không ngừng phát triển. Dạ con chèn ép bàng quang làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu và liên tục phải thức dậy trong đêm để đi vệ sinh. Điều này gây ra chứng mất ngủ ở đa số phụ nữ khi mang thai.

  • Đau lưng, hông, chân

Khi thai nhi càng ngày càng phát triển, đặc biệt là vào 3 tháng cuối, phần khung xương ở hông, lưng và chân phải phải chịu đựng sức nặng nhân 2. Chính vì thế gây nên tình trạng đau lưng ở mẹ bầu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng mất ngủ “khó chữa”.

Đau lưng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ ở bà bầu.

Đau lưng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ ở bà bầu. (Ảnh: diskdr.vn)Ngoài 3 nguyên nhân chính này, còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến bà bầu bị mất ngủ về đêm. Một số ví dụ cụ thể có thể kể được như chứng ốm nghén, lo lắng và căng thẳng. Hoặc một số những vấn đề về tiêu hóa. Những triệu chứng này cũng một phần gây nên tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu. 

  • Cách cải thiện chứng mất ngủ của bà bầu về đêm 

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Chắc chắn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Sức khỏe của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu như bà bầu bị mất ngủ về đêm trong thời gian dài. Cụ thể là trẻ em sinh ra sẽ rất dễ bị thiếu máu, chậm phát triển và hay quấy khóc. Chính vì thế mẹ bầu cần phải có những biện pháp cụ thể để cải thiện tình trạng giấc ngủ của mình.

Sức khỏe của trẻ cũng bị ảnh hưởng xấu nếu như bà bầu bị mất ngủ về đêm.

Sức khỏe của trẻ cũng bị ảnh hưởng xấu nếu như bà bầu bị mất ngủ về đêm. (Ảnh:medlatec.vn)

  • Vào buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ bầu cần đi vệ sinh trước. Tránh tình trạng đi tiểu nhiều lần trong đêm gây mất giấc ngủ ngon.
  • Mẹ bầu cần tránh ăn quá no và tránh uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Nếu muốn, cần phải ăn trước lúc ngủ từ 2 – 3 tiếng để lượng thức ăn được tiêu hóa hết.
  • Bổ sung một số những loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin B như cá hồi, súp lơ, nấm, bắp, rau xanh, trứng,… để giúp giấc ngủ được ngon hơn.
  • Cắt giảm tuyệt đối mọi loại đồ uống gây khó ngủ như cà phê, trà,… Không chỉ gây khó ngủ, những loại đồ uống này còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
  • Thường xuyên tập thể dục. Điều này sẽ giúp tinh thần sản phụ được thoải mái, thư giãn, vui vẻ. Đồng thời còn giảm bớt các triệu chứng đau lưng, đau mỏi chân tay, và tránh tình trạng chuột rút. Như vậy khi đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.
  • Mẹ bầu trước khi đi ngủ có thể tắm qua nước ấm, ngâm chân và massage nhẹ nhàng trong nước ấm. Việc này là để giúp các mạch máu được lưu thông. Từ đó mẹ bầu được ngủ sâu và ngon hơn bình thường.
  • Mẹ bầu có thể trang bị máy xông tinh dầu với các mùi thơm dễ chịu trong phòng ngủ. Điều này góp phần đem lại cho mẹ bầu một giấc ngủ ngon hơn bình thường. Bởi vì tình trạng mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều, nên các mẹ hãy chú ý đặc biệt khoảng thời gian mình mang thai nhé.
Một giấc ngủ ngon rất tốt cho cả mẹ lẫn bé

Một giấc ngủ ngon rất tốt cho cả mẹ lẫn bé. (Ảnh: vinmec.com)Trên đây là những mẹo cơ bản có thể giúp các bà bầu bị mất ngủ về đêm cải thiện được chứng mất ngủ. Hy vọng qua bài viết này, Shopee sẽ giúp bạn trả lời được cho câu hỏi tại sao bà bầu hay bị mất ngủ. Đồng thời giúp bạn trọn vẹn hạnh phúc khi chào đón thiên thần nhỏ của mình.

>>Xem thêm: 5 Bài tập Yoga cho bà bầu 3 tháng giữa giảm đau lưng, ngủ ngon

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *