fbpx

5 Tác hại vô cùng nguy hiểm của việc dùng điện thoại và ipad ở con trẻ bố mẹ nhất định phải lưu tâm

Minh không biết là do tính chất công việc hay do thời buổi công nghệ quá hiện đại, ngày xưa em bé thích chơi đồ hàng, lợp nhà lá, nhảy dây,…….. vui ghê còn bây giờ em bé chỉ thích cầm điện thoại, chơi IPAD. Thực sự đáng lo, Minh rất mong bài viết này sẽ phần nào giúp ích được cộng đồng.

1.Trẻ chậm nói

Đối với những năm đầu đời của trẻ, vùng não đảm nhiệm chức năng nói chuyện, giao tiếp, sắp xếp từ ngữ đang từ từ phát triển & hoàn thiện.
Việc dùng điện thoại dỗ con khi ăn, khi khóc…tạo phản xạ có điều kiện khiến trẻ phụ thuộc vào điện thoại.
Việc mải mê chơi điện thoại, tập trung vào các chương trình you-tu-be, kể cả kênh học ngoại ngữ cũng làm trẻ chậm nói, nói lắp, không quan tâm giao tiếp và không có nhu cầu nói-nghe- học hỏi từ thế giới bên ngoài.

2.Ảnh hưởng đến chỉ số IQ/EQ

Sóng điện thoại ảnh hưởng đến não trẻ, làm giảm và chậm phát triển chỉ số thông minh IQ và chỉ số cảm xúc EQ.
Trẻ dùng điện thoại quá mức thường kém nhanh nhạy, linh hoạt trong cuộc sống. Cảm xúc thường lờ đờ hoặc dễ kích động, nóng tính, bùng nổ, khó khăn khi cần giữ bình tĩnh.

3.Trẻ bị tăng động – giảm chú ý nặng nề hơn

Đối với trẻ bị tăng động- giảm chú ý ADHD, dùng điện thoại làm bệnh nặng nề hơn. Trẻ càng ít có nhu cầu vui chơi hoà nhập với bạn bè, không tập trung khi học, không lắng nghe được bố mẹ, thậm chí mất ngôn ngữ, không nói và diễn đạt được ý muốn của mình, từ đó dẫn tới hành vi ức chế, cắn bố mẹ, tự làm đau bản thân

4.Tăng nguy cơ trầm cảm ở trẻ em

Sóng điện thoại làm tăng cao nồng độ Cortisol, gây trầm cảm ở trẻ. Khiến con khó ngủ, mất ngủ, chán ăn, không có động lực sống, hay suy nghĩ tiêu cực, buồn bã, khóc, hoặc làm hại bản thân.
Ngược lại, việc dùng điện thoại quá nhiều cũng là một triệu chứng thường gặp khi trẻ bị trầm cảm.

5.Mất tập trung vào học tập

Con mải mê chơi điện thoại, dẫn tới không tự quản lí được thời gian, và dần sa đà vào các nhóm tụ tập bạn bè qua mạng, từ việc học đến cuộc đời con đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khi con bạn nghiện điện thoại và bố mẹ không có cách can thiệp hiệu quả, đừng tiếp tục la mắng hoặc đối đầu, tịch thu điện thoại bởi cách này khiến mối quan hệ của bố mẹ con trở nên mâu thuẫn. Hãy nói chuyện và giúp con hiểu rõ 5 điều này, và cái quan trọng nhất là bố mẹ phải là người hiểu đầu tiên

Hãy chia sẻ bài viết này để bảo vệ não bộ của trẻ em Việt Nam ngay nhé mọi người ơi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *