fbpx

Rau răm gây yếu sinh lý? Sự thật hay tin đồn thất thiệt?

Lưu ý khi ăn rau răm

Thông tin ăn rau răm gây yếu sinh lý đang khiến không ít người quan tâm. Thực hư vấn đề này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Rau răm gây yếu sinh lý, đúng hay sai?

Yếu sinh lý ở nam giới không phải là vấn đề quá hiếm gặp, thế nhưng tình trạng này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày cũng như tâm lý của người bệnh. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh thường là do lối sống, thói quen kém lành mạnh (ví dụ: Thức quá khuya, lạm dụng rượu bia, thuốc điều trị,…) hoặc do chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

Rau răm gây yếu sinh lý có đúng không?

Tuy nhiên dạo gần đây, trên một số các diễn đàn, nhiều người đồn thổi nhau về thông tin rau răm gây yếu sinh lý, rốt cuộc thực hư ra sao? Theo một số sách về Đông y ghi lại, nam giới mà ăn nhiều rau răm thì có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý vì có thể khiến dương suy khí trệ, lưu thông máu đến dương vật cũng khó khăn.

Dù vậy, khoa học hiện đại ngày nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này. Do vậy, quan niệm ăn rau răm gây yếu sinh lý là thiếu cơ sở khoa học.

Một số thông tin về rau răm

Rau răm có danh pháp khoa học là Polygonum odoratum Lour, thuộc họ Polygonaceae. Loài cây thân thảo này phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia,..Rau răm được người dân Việt Nam sử dụng như một loại gia vị giúp gia tăng hương vị món ăn đồng thời là một loại thảo dược sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là một số lợi ích của cây rau răm:

  • Giúp cải thiện hệ tiêu hóa: Trong rau răm có chứa nhiều hoạt chất flavonoids có khả năng cải thiện các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, co thắt dạ dày,…
  • Điều trị các bệnh lý ngoài da: Rau răm là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống viêm và oxy hóa, giúp điều trị các vấn đề ngoài da nhanh chóng và hiệu quả. Dân gian thường hay sử dụng loại rau gia vị này để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy cũng như làm lành da của nhiều bệnh lý như mụn nhọt, lở loét, hắc lào, lang ben, ghẻ,…
  • Chống lại các vi khuẩn gây hại: Tinh dầu chiết xuất từ lá rau răm được các nhà khoa học cho rằng rất tiềm năng trong việc tiêu diệt lớp màng protein bảo vệ của một số loại vi khuẩn có hại, đặc biệt trong số đó là vi khuẩn E.coli.
  • Giúp cải thiện vị giác: Người mới ốm dậy thường có cảm giác đắng miệng, ăn không ngon. Theo các bác sĩ Đông y, những trường hợp này hoàn toàn có thể dùng rau răm như một vị thuốc kích thích vị giác rất hiệu quả. Lý do là bởi vì trong loại rau thơm này có chứa một hàm lượng lớn các tinh dầu có khả năng thúc đẩy tuyến nước bọt, cải thiện tiêu hóa và mang lại cảm giác thèm ăn cho người bệnh.
  • Có khả năng lợi tiểu: Theo Đông y, rau răm có đặc tính lợi tiểu đồng thời giúp loại bỏ các loại độc tố tích tụ trong gan lâu ngày.

Lợi ích của rau răm

Lưu ý khi sử dụng rau răm

Để sử dụng loại rau này một cách hiệu quả và có lợi nhất cho sức khỏe, bạn cần chú ý một số các vấn đề như sau:

  • Sử dụng với liều lượng phù hợp: Bất kỳ loại thực phẩm nào nếu dùng với liều lượng quá lớn đều có khả năng gây hại đến sức khỏe và rau răm cũng vậy. Mặc dù trong loại rau thơm này không có chứa các loại hoạt chất độc tố những việc tiêu thụ vượt định mức có thể khiến bạn gặp phải một số triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, tiêu chảy hay đi tiểu nhiều lần.
  • Cần rửa sạch rau răm trước khi ăn: Phần lớn các món ăn đều sử dụng rau răm ở dạng tươi sống, điều này làm gia tăng nguy cơ nhiễm các bệnh giun sán hoặc ngộ độc thực phẩm nếu rau không được rửa sạch. Cách tốt nhất để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn, ký sinh trùng có trong rau răm là sử dụng nước muối loãng ngâm rau trong khoảng 15 đến 20 phút.
  • Thận trọng khi kết hợp rau răm với các thực phẩm khác: Dù chưa có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng rau răm không thể kết hợp với loại thực phẩm cụ thể nào nhưng bạn vẫn cần thận trọng trong khi sử dụng. Lời khuyên tốt nhất là bạn chỉ nên thêm rau răm vào những món ăn vốn đã quen thuộc như trứng vịt lộn, thịt gà, nộm đu đủ, nộm xoài,…để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng rau răm trị bệnh: Có một số các bài thuốc dân gian sử dụng rau răm làm dược liệu chính như rượu rau răm trị bệnh ngoài da, rau răm long não trị bầm tím,…Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý thực hiện các biện pháp điều trị trên tại nhà mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
  • Rau răm chống chỉ định với một số trường hợp: Tuy rằng rau răm có nhiều lợi ích sức khỏe tuy nhiên nó không được khuyến khích dùng cho phụ nữ đang trong thai kỳ vì có thể phá huyết dẫn đến sảy thai. Bên cạnh đó, rau răm cũng không thích hợp sử dụng với những người thể nhiệt hoặc người vừa mới ốm dậy, cơ thể còn yếu sức.

Lưu ý khi ăn rau răm

Bên cạnh vấn đề rau răm gây yếu sinh lý, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo bạn nên chú ý trong khi tiêu thụ một số loại rau thơm khác như rau mùi tây và bạc hà. Các loại tinh dầu có trong hai loại thực vật này có xu hướng làm giảm nồng độ hormone testosterone nếu được tiêu thụ quá nhiều, từ đó làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới.

Bài viết dưới đây hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được phần nào những thắc mắc liên quan đến vấn đề rau răm gây yếu sinh lý. Thực phẩm đóng góp vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mọi người. Vì vậy, trong quá trình chế biến cũng như tiêu thụ thực phẩm, bạn cần chú ý đến liều lượng và công thức áp dụng trong nấu ăn để tránh khiến cơ thể gặp phải các tác hại không mong muốn.

Theo: ISMQ – Trung tâm thông tin sức khỏe

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *